Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 -1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nguy hiểm khi từ bỏ điều trị bệnh tim để sinh con

Mục lục [Ẩn]

Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Đặc biệt với những phụ nữ có sẵn bệnh lý tim mạch thì bệnh dễ tiến triển nặng hơn làm cho thai phụ mệt mỏi, dễ xuất hiện những bệnh lý do thai nghén rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

     Một người phụ nữ 27 tuổi ở Hóc Môn, TP. HCM mắc bệnh tim, quyết định bỏ điều trị bệnh để mang thai mặc dù trước đó đã được bác sĩ cảnh báo không nên sinh con.

     Lấy chồng hơn một năm, chị P.T.H. (27 tuổi, ở H.Hóc Môn, TP.HCM) luôn khao khát có con. Tuy nhiên, chị mắc bệnh Còn ống động mạch - một bệnh lý phức tạp của bệnh tim bẩm sinh. Bệnh nặng không đáp ứng phẫu thuật, chị phải điều trị bằng thuốc. Bác sĩ cảnh báo chị không nên sinh con, bởi có thể gặp biến chứng và tử vong bất kỳ lúc nào. Nhưng chị H. vẫn lên kế hoạch sinh con.

 

bé trai được mẹ bị bệnh tim sinh ra


     Chị không đi khám sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ, dừng uống thuốc điều trị tim để mang thai. Khi biết mình có thai, chị cũng không đến bất kỳ cơ sở y tế nào để khám do sợ bác sĩ phát hiện. 

     Trong thời gian này, bệnh tim kèm theo tăng áp lực động mạch phổi khiến chị H. nhiều lần mệt mỏi, khó thở nhưng chị cố gắng chịu đựng. Bên cạnh đó, vì điều kiện kinh tế, chị H. vẫn đi làm tăng ca đêm nên sức khỏe ngày càng suy yếu.

     Mang thai đến tuần 30, chị bị sốt cao, khó thở, tím tái, vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu đêm 19/2. Bác sĩ chẩn đoán thai phụ sốt siêu vi, tăng áp lực động mạch phổi nặng, tình trạng nguy kịch. Trong lúc mê man, chị mong bác sĩ "nếu phải lựa chọn giữa mẹ và con, hãy cố gắng cứu đứa bé".

     Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc bệnh viện hội chẩn các bác sĩ khoa tim mạch, sản, sơ sinh, gây mê... điều trị tích cực để sản phụ ổn định dần. Hai ngày sau, các bác sĩ tiến hành mổ sinh, đưa bé trai nặng 1,25 kg ra khỏi bụng mẹ.

     Sau 8 ngày điều trị, sức khỏe chị H. và con trai đang dần ổn định. Bé trai được thở máy, cho nuôi ăn tĩnh mạch tại khoa điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý. Hiện sau hơn 10 ngày chăm sóc, bé tiến triển khả quan, tự ăn nhưng cần chăm sóc thời gian dài. Bé đang được tầm soát nguy cơ bệnh tim mạch di truyền từ mẹ và các bệnh lý trẻ sinh non.

 

Chị H. được chồng chăm sóc tại bệnh viện

Chị H. được chồng chăm sóc tại bệnh viện

 

Phụ nữ bị tim bẩm sinh có nên mang thai?

     Nói chung, đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh phức tạp mà chưa được sửa chữa hoặc đã có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.

     Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ. Bố hoặc mẹ có bệnh tim bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao hơn những gia đình khác. Những trường hợp này cần chuyển bác sĩ tim mạch để làm siêu âm tim cho thai nhi giúp kiểm tra đứa trẻ có tổn thương bẩm sinh nào không. Thường thì siêu âm tim cho thai được làm vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

     Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ sản khoa theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.

 

phụ nữ bị bệnh tim có nên sinh con

 

Ảnh hưởng của bệnh tim đối với quá trình mang thai

     Người bị bệnh tim khi mang thai có thể bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng ở tổ chức. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào từng thời điểm ảnh hưởng, thể trạng của mỗi người. Cụ thể như:

  • Thai chậm phát triển

  • Thai phát triển nhẹ cân

  • Dọa sảy thai

  • Sảy thai

  • Dọa sinh non

  • Sinh non

  • Thai chết lưu

  • Dị tật bẩm sinh

Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim

     Sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai cũng có thể khiến tình trạng bệnh tim trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra các biến chứng ở nửa sau của thai kỳ như:

  • Suy tim cấp

  • Thuyên tắc mạch phổi

  • Phù phổi cấp

  • Rối loạn nhịp tim

  • Thiếu máu dẫn đến suy tim

  • Tắc mạch do huyết khối

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

 

ư vấn trước khi mang thai

Nên sắp xếp một cuộc hẹn trước với bác sĩ trước khi mang thai

 

     Trước khi cố gắng thụ thai, bạn nên sắp xếp một cuộc hẹn trước với bác sĩ tim mạch. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim và xem xét để điều chỉnh cách điều trị bệnh trước khi bạn mang thai.

     Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tim không được sử dụng trong thai kỳ. Tùy thuộc vào từng trường hợp tình trạng bệnh khác nhau, bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng hoặc dùng các loại thuốc thay thế khác và tư vấn cho bạn trước những rủi ro có thể gặp phải.

Ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ

Kiểm soát cân nặng

     Tăng cân quá mức có thể gây ra các vấn đề về huyết áp, tim mạch, rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ đột quỵ... Do đó, phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần kiểm soát cân nặng của mình, không để tăng cân quá nhiều, tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn.

Có chế độ ăn kiêng hợp lý

     Khi có thai, mọi người thường có thói quen bồi bổ rất nhiều đồ ăn dinh dưỡng nhằm cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Nhưng với phụ nữ mang thai bị bệnh tim thì cần phải áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Thừa đạm, đường và chất béo sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, đe dọa sức khỏe thai kỳ. Phụ nữ mang thai bị bệnh tim nên ăn cân bằng các loại thức ăn, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ chiên xào, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

     Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị bệnh tim nên ăn kiêng với chế độ ăn ít muối (≤ 2g/ngày). Ăn mặn có thể gây ra tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy tim và các cơn đau tim.

Tránh hoạt động thể lực

     Phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần tránh hoạt động thể lực để không khiến tim phải hoạt động gắng sức. Tuy nhiên, cũng không nên lười vận động. Tốt nhất, bạn nên vận động nhẹ nhàng để làm tăng lượng cholesterol có lợi trong cơ thể cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đi bộ không những giúp ích cho tim mạch mà còn rất tốt cho phụ nữ có thai. Mỗi ngày nên đi bộ khoảng 30 phút, tùy theo thể lực của mình, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Bổ sung sắt

     Phụ nữ mang thai cần bổ sung một lượng sắt rất lớn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thai kỳ. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai bị bệnh tim. Do đó, cần đặc biệt chú ý đến hàm lượng sắt trong thai kỳ. Thường xuyên xét nghiệm máu để biết được tình trạng của cơ thể và bổ sung sắt kịp thời.

Tránh căng thẳng  

  Phụ nữ mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, vận động chậm chạp, công việc quá nhiều dễ khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Họ cũng dễ bị xúc động do tâm lý thay đổi. Đó là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới người bị bệnh tim. Điều này khiến hệ thống thần kinh xuất hiện các phản ứng điều tiết khiến nhịp tim tăng nhanh, người run lên, vã mồ hôi, tâm thần bất ổn...

Quản lý thai nghén chặt chẽ với sự phối hợp giữa chuyên khoa sản và tim mạch

     Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ mang thai bị bệnh tim cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, kết hợp chuyên khoa sản và tim mạch để các bác sĩ có thể chủ động đánh giá thai kỳ của bạn cũng như kịp thời phát hiện các nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé. Các bác sĩ chuyên khoa sản và tim mạch cũng có thể thảo luận về các loại thuốc hỗ trợ cho bạn trước và trong quá trình mang thai.
    Những phụ nữ bị mắc bệnh tim không nên tự ý mang thai. Trước khi có ý định mang thai các chị em nên tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ. Hãy nghe lời bác sĩ khám và điều trị cho bạn vì nếu bạn mắc bệnh tim nặng mà vẫn cố tình mang thai sẽ gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho tính mạng của  cả người mẹ và em bé trong bụng. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 -1800.1044

    Email: botania.vn@gmail.com

Zalo: 0984.464.844